---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Trung Ấm Thân
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Thân trung ấm. Trung ấm cũng gọi là trung hữu. Con người, từ lúc chết cho đến lúc thọ sinh thân khác, cái thân trong thời gian đó được gọi là thân trung hữu (hay trung ấm). Theo luận Câu Xá, cái quá trình lưu chuyển trong vòng sinh tử luân hồi của chúng sinh, được chia làm bốn giai đoạn – gọi là bốn hữu (tứ hữu); ở đây xin lấy con người để nói cho dễ hiểu:
1) Cái sát na cuối cùng (ngay lúc vừa chết) của thân đời trước, là “tử hữu”.
2) Từ sau khi chết cho đến khi đủ duyên đầu thai thân đời này, sự hiện hữu của “con người” trong khoảng thời gian đó, gọi là “trung hữu”.
3) Cái sát na đầu tiên (ngay lúc vừa đầu thai) của thân đời này, là “sinh hữu”.
4) Thời gian từ sinh hữu (tức từ lúc đầu thai) cho đến lúc chết (tử hữu), gọi là “bản hữu”.
Thân trung hữu (trung ấm) này là “thức thân”, tức là nó không do tinh huyết cha mẹ sinh ra, mà là thân hóa sinh do ý, cho nên nó cũng có tên là “ý sinh” (chữ “ý” ở đây tức là thức mạt-na); nó sống nhờ mùi hương, nên còn được gọi là “hương ấm”; nó mong cầu, tìm kiếm nơi thích hợp để thọ sinh thân kế tiếp, nên cũng được gọi là “cầu sinh”; nó chỉ khởi lên tạm thời trong khoảng thời gian từ tử hữu cho đến sinh hữu, cho nên cũng có tên là “khởi”. Đó là năm tên của thân trung ấm.
Thân trung ấm này quả thật là có hay không có? Đại Chúng Bộ (Mahasamghikah), Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokottaravadinah), Kê Dận Bộ (Kaukkutikah) và Hóa Địa Bộ (Mahisasakah) thì chủ trương không có; Chánh Lượng Bộ (Sammitiyah) và Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivadah) chủ trương có. Bộ sau này còn nói, thân trung ấm của loài người dạng như con nít năm sáu tuổi, có đủ sáu căn, nhưng đó là thứ tịnh sắc cực vi tế, nên mắt trần không thể thấy được; chỉ có đồng loại trung ấm mới thấy được nhau, hoặc những người tu chứng được thiên nhãn cực tịnh mới có thể thấy được.
Vì thân trung ấm được cấu tạo bởi loại tịnh sắc cực vi tế nên các giác quan của nó nhạy bén hơn con người rất nhiều; khả năng thấy, nghe v.v... rất xa, thấu suốt vũ trụ; khả năng di chuyển vô cùng mau lẹ, đến đi chỉ trong nháy mắt, không bị các loại vật chất thế gian làm chướng ngại; nhưng một khi đã nhập bào thai thì những khả năng ấy liền mất hết, và không thể nào chui ra khỏi bào thai được.
Thời gian tồn tại của thân trung ấm là bao lâu? Luận Tì Bà Sa (Vibhasa) cho rằng, sau khi chết liền đầu thai, cho nên thân trung ấm chỉ tồn tại trong khoảnh khắc. Luận sư Thế Hữu (Vasumitra) thì nói, nó tồn tại lâu nhất là 7 ngày. Luận sư Thiết Ma Đạt Đa cho rằng, nó tồn tại lâu nhất đến 49 ngày. Luận sư Pháp Cứu (Dharmatrata) lại nói, thời gian tồn tại của thân trung ấm không nhất định, đủ duyên thì liền đầu thai, chưa đủ duyên thì còn đó mãi.
Cho đến ngày nay, những quan điểm khác nhau về thân trung ấm vẫn còn tồn tại. Phật giáo Nam-truyền không chấp nhận có thân trung ấm, mà nói rằng, người chết rồi liền tái sinh ngay. Hầu hết các tông phái Phật giáo Bắc-truyền đều chủ trương có thân trung ấm; đặc biệt Phật giáo Tây-tạng đã nghiên cứu rất kĩ về thân trung ấm, lại còn dùng định lực để khai thị, chuyển hóa, hướng dẫn thần thức. Nhưng tại sao chúng ta không theo quan điểm dung hòa của kinh Niết Bàn để giải quyết thỏa đáng về vấn đề này? Kinh nói: Thân trung ấm, không nhất định có, cũng không nhất định không có. Đối với những nghiệp cực ác hoặc cực thiện (tức là xu hướng đã trở thành nhất định), thì sau khi chết liền đọa ngay vào ác đạo hoặc sinh ngay về các cảnh giới lành, không có thân trung ấm. Đối với những nghiệp không rõ ràng là cực ác hay cực thiện (tức là chưa thành xu hướng nhất định), thì có thân trung ấm trước khi tái sinh.
Dù có nhiều thuyết khác nhau như vậy, từ trước tới nay người ta vẫn quen cho rằng, thân trung ấm tồn tại trong vòng 7 tuần (mỗi tuần 7 ngày), tức 49 ngày. Và từ đó mà sinh ra tập tục thiết lễ cầu siêu 49 ngày để cầu phước cho người chết; nghĩa là, sau khi chết, cứ một tuần (7 ngày) làm lễ tụng kinh siêu độ một lần, hết 7 tuần là hoàn mãn – hết thân trung ấm. Người thế tục quan niệm rằng, trong thời gian 49 ngày đó, vong hồn người chết ở trong cõi âm, mơ hồ, không sáng suốt, cho nên cần phải cầu xin phước lành cho họ.
Về tập tục tụng kinh siêu độ cho người chết, theo một vị cao tăng Trung-hoa hiện đại là hòa thượng Đạo An (1907-1977), vốn không phải là một tập tục truyền thống của Phật giáo. Tập tục này chỉ bắt đầu có ở Trung-quốc từ đời nhà Đường. Điều này có thể đúng, vì theo sử chép, thì năm 738, vua Đường Huyền-tông (712-756) đã ban sắc lệnh cho toàn quốc, ở mỗi quận đều xây một ngôi chùa, đều đặt tên là chùa Khai-nguyên. (Khai-nguyên là niên hiệu thứ nhì của vua Huyền-tông, từ năm 713 đến năm 741.) Đó là chùa công, do các quan lại địa phương trông coi, dùng làm nơi tổ chức các lễ tiết quốc gia, kì cầu quốc thái dân an. Việc làm này vừa có ý nghĩa đem ân huệ của Phật ban đến quốc dân, cũng vừa để biểu thị quyền uy của chính quyền trung ương. Nguyên vì, vào năm 755, An Lộc Sơn (?-757) nổi loạn, kéo binh về chiếm kinh thành, khiến vua Huyền-tông phải chạy vào Tứ-xuyên lánh nạn. Một năm sau thì quân triều đình dẹp yên giặc loạn. Trong một năm chiến tranh này, số người chết (chiến sĩ của cả hai bên và thường dân) nhiều vô kể. Triều đình bèn ra chỉ dụ cho tất cả các chùa Khai-nguyên trong toàn quốc, thỉnh chư vị cao tăng đại đức, thiết lễ tụng kinh siêu độ cho chiến sĩ và thường dân đã chết trong cuộc chiến vừa qua, đồng thời an ủi các gia đình nạn nhân. Nhân dân thấy triều đình làm như thế, bèn bắt chước làm theo, cứ mỗi khi trong nhà có người chết, liền thỉnh chư tăng tụng kinh siêu độ. Từ đó mà lễ cầu siêu độ cho người chết, trở thành một tập tục trong dân gian.
Canh Sake     Xôi Nếp Than     Chó Và Hồ Ly     Làm sao tu cho đúng?     Già Trẻ Đều Tu Niệm Được     Biện Giải Cho Tù Bị Oan     Thầy mở một đường đi?     Xin hỏi ‘phong thủy’ trong nhà và phần mộ của tổ tiên có ảnh hưởng đến con cháu hiện tại hay không?     Các Nhà Tiên Tri     Pháp Tu Cho Người Sắp Mất     




















































Pháp Ngữ
Sơn trung dã hữu thiên niên thụ
Thế thượng nan phùng bách tuế nhân.
(Núi có cây sống ngàn năm
Trên đời ít gặp cụ trăm tuổi già.)


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,669,063